Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Đám tang làm bùng nổ 'quả bom' nCoV

Đám tang Andrew Jerome Mitchell, một bảo vệ nghỉ hưu, được tổ chức theo kiểu truyền thống của miền nam nước Mỹ. Bạn bè, người thân tập trung tới đám tang ở hạt Dougherty, thành phố Albany, phía tây nam Georgia, cùng nhau trò chuyện và ôn lại kỷ niệm về Mitchell.

Mọi người tham dự đám tang lau nước mắt, ôm lấy nhau, xì mũi và hát vang bài thánh ca. Đó là một đám tang với khoảng 200 người tham dự, đông đến mức mọi người phải đứng ra phía ngoài nhà nguyện. Họ sau đó ăn tiệc cùng nhau, với đủ món ăn truyền thống.

Dorothy Johnson, một trong 10 anh chị em của Mitchell, nhớ lại cảnh tượng cách đây hơn một tháng, tự hỏi rằng ai là người mang nCoV tới đám tang anh trai bà. "Chúng tôi không biết người đó là ai", bà Johnson nói.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Trong vài tuần sau đó, hàng chục họ hàng của bà Johnson ở thành phố Albany lần lượt đổ bệnh, trong đó có 6 anh chị em của bà, với các triệu chứng của Covid-19. Đám tang hôm 29/2 của ông Mitchell được các nhà dịch tễ học xem là "sự kiện siêu lây nhiễm", làm bùng nổ "quả bom" nCoV tàn phá thành phố Albany.

Hạt Dougherty với 90.000 dân ở Albany trở thành một trong những cụm dịch Covid-19 lớn nhất ở Mỹ, khi ghi nhận 24 ca tử vong vì Covid-19, nhiều hơn bất kỳ hạt nào khác của bang, với thêm 6 người chết nghi liên quan đến virus này, theo Michael L. Fowler, nhân viên pháp y địa phương. 9% số ca tử vong ở hạt là người Mỹ gốc Phi.

Các bệnh viện trong khu vực đều trong tình trạng quá tải khi có tới gần 600 ca dương tính với nCoV. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp tuần trước điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để giúp các bệnh nhân nằm giường chăm sóc đặc biệt cũng như y bác sĩ kiệt sức vì chống dịch.

Bà Johnson tin rằng một người đến viếng đám tang đã bị nhiễm nCoV và khiến virus lây lan khi mọi người ôm hôn và chia buồn cùng nhau, nhưng ngoài ra, bà không có thêm thông tin gì. "Thực sự tôi không biết đổ lỗi cho ai sau những gì xảy ra tại Albany", bà nói.

Dù người đầu tiên mang mầm bệnh là ai, vấn đề lớn nhất chính là thời gian. Trong 10 ngày sau đám tang của Mitchell, không ai biết nCoV đã hiện diện ở thành phố, trong khi nó vẫn âm thầm lây lan. Cho tới khi biện pháp cách biệt cộng đồng được áp dụng vào 22/3, Covid-19 đã xuất hiện khắp mọi nơi.

"Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, nhưng thực tế là một cộng đồng hứng chịu quả bom như vậy chỉ do hành động của một người", Scott Steiner, giám đốc điều hành hệ thống y tế Phoebe Putney, cho hay.

Ông Mitchell được phát hiện qua đời ở phòng khách sáng 24/2, được cho là do đau tim. Đêm tổ chức tang lễ, một người đàn ông 67 tuổi tới viếng đã được đưa tới Bệnh viện Phoebe Putney Memorial vì bị khó thở, theo ông Steiner. Người đàn ông này bị bệnh phổi mạn tính và không có lịch sử đi lại tới khu vực có dịch nên không được cách ly. Nhân viên y tế cho rằng ông chỉ bị thiếu oxy.

Người này đã nằm viện điều trị một tuần và tiếp xúc với ít nhất 50 nhân viên bệnh viện, trước khi được chuyển tới Atlanta hôm 7/3 và được xác định dương tính với nCoV. Nhưng phải tới ngày 10/3, Bệnh viện Phoebe Putney Memorial mới biết thông tin bệnh nhân này nhiễm virus. Ngày 12/3, người đàn ông 67 tuổi qua đời và trở thành ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên của bang.

Cho tới lúc đó, Covid-19 đã âm thầm lây lan khắp thành phố. Bà Emell Murray, vợ ông Mitchell, 75 tuổi, sau đó bị sốt và ớn lạnh. Bà được thông báo rằng bị nhiễm trùng đường tiết niệu và được nằm điều trị tại phòng bệnh thông thường. Alice Bell, con gái bà Murray, cho biết ba người dì đã tới thăm mẹ cô và tất cả sau đó đều được xác nhận nhiễm nCoV. Một trong ba người đã qua đời sau đó.

Sau vài ngày tương đối yên bình kể từ khi biết thông tin về bệnh nhân 67 tuổi nhiễm nCoV, Covid-19 giờ "như quả bom" ném xuống Albany, theo Fowler, nhân viên pháp y địa phương.

"Một vài người trong số họ có thể đã tới đám tang. Một số có thể là người thân của những người có mặt ở tang lễ đó. Mỗi ngày trôi qua lại có người sắp chết vì nCoV", Fowler nói.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Trong khi đó, ông Steiner cho biết chỉ trong vòng một tuần, những vật tư y tế mà bệnh viện dự trữ cho 6 tháng đều cạn kiệt.

Lúc đầu, các bác sĩ và y tá cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra, khi chứng kiến một loạt bệnh nhân, gồm cả người trẻ và khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng ho và sốt. Sau đó, những bệnh nhân này cần phải thở máy nhiều hơn và cuối cùng bị suy hô hấp hoàn toàn khi phổi chứa đầy dịch, theo Enrique Lopez, bác sĩ phẫu thuật 41 tuổi, người chịu trách nhiệm điều trị các ca bệnh nguy kịch.

"Tất cả phòng bệnh kín chỗ và có những ngày chúng tôi phải đặt nội khí quản cho 5 người liên tiếp, hết phòng này sang phòng khác. Đó là một trong những thời điểm tôi thực sự thấy quá tải trong suốt sự nghiệp của mình", Lopez nói.

Những nỗ lực tăng thêm giường bệnh cũng không đủ để đáp ứng số bệnh nhân ùn ùn kéo về. 14 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) kín chỗ chỉ sau hai ngày đầu tiên. Bệnh viện đã phải trưng dụng 14 giường ICU của khoa tim mạch, nhưng nó cũng được lấp đầy chỉ hai ngày sau đó. 12 giường ICU của khoa phẫu thuật cũng chỉ đủ chỗ tiếp nhận bệnh nhân trong ba ngày tiếp theo.

Chỉ trong vài ngày, bệnh viện rơi vào cảnh thiếu nhân viên đến mức những người có kết quả dương tính với nCoV nhưng chưa có triệu chứng vẫn phải đi làm. Nhưng tuần trước, chỉ thị mới của chính quyền bang yêu cầu những nhân viên y tế nhiễm nCoV phải cách ly một tuần.

Lopez đã tránh tiếp xúc với gia đình suốt hai tuần vì sợ lây bệnh cho họ. "Những ngày này tôi ở trong gara. Tôi cho xe vào gara, sau đó lột bỏ đồ và tắm rửa sạch sẽ. Vợ tôi sẽ phần cho tôi một đĩa thức ăn, sau khi ăn xong tôi trở về gara để ngủ", Lopez nói.

Đám tang của Mitchell và của Johnny Carter một tuần sau đó tại nhà nguyện thành phố Albany nhanh chóng được xác định là nguồn lây nhiễm nCoV. 23 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên nhập viện Phoebe Putney đều từng tham dự ít nhất một trong hai đám tang này, theo Steiner.

"Chúng tôi sống trong một thành phố không quá lớn nên mọi người đều biết nhau. Chúng tôi dễ dàng biết được ai đã tới bệnh viện và ai từng tới đám tang nào", Chris J. Cohilas, chủ tịch hội đồng hạt Dougherty, cho hay.

Tin tức đã lan truyền nhanh tới mức nhiều người từng tham dự đám tang vội vã đi xét nghiệm, nhưng không đủ nhanh để kịp ngăn chặn một người nhiễm nCoV tham dự bồi thẩm đoàn xét xử một vụ án giết người vào ngày 12/3. Từ đó, cụm dịch mới hình thành trong sở cảnh sát và tòa án thành phố.

Những hoài nghi đã dẫn tới sự chia rẽ ở Albany, theo Daniel Simmons, mục sư tại nhà thờ Mt. Zion Baptist. Giống nhiều người được phỏng vấn khác, ông tự hỏi liệu hai đám tang trên có phải là nguồn lây nhiễm duy nhất.

"Nó gieo rắc sự sợ hãi: ai sẽ có mặt ở đám tang hoặc đám cưới mà tôi sẽ tổ chức vào Chủ nhật? Tôi có đi không? Tôi không đi à? Mọi người đã bắt đầu hỏi bạn có xuất hiện ở đám tang đó không", Simmons, mục sư của nhà thờ không liên quan gì tới hai đám tang kia, cho hay.

Nhiều nhà thờ trong thành phố bắt đầu cảm thấy bất bình. "Tâm điểm chú ý bây giờ của mọi người là nhà thờ. Sự kỳ thị đã xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà thờ. Một bức tường của sự thù ghét chia cắt Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhà thờ với cộng đồng", ông nói.

Những lời phán xét cũng bắt đầu chĩa về phía gia đình bà Johnson. "Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã cảm thấy phẫn nộ khi mọi người nói rằng anh trai tôi là thủ phạm. Anh ấy chết rồi. Anh ấy thậm chí có còn thở nữa đâu. Nhưng họ tức giận khi có tin đồn rằng anh ấy là người siêu lây nhiễm", bà Johnson nói.

Đến tuần trước, những câu hỏi về cách Covid-19 xâm nhập vào thành phố này đã được tạm gác sang một bên, khi mọi sự chú ý giờ tập trung vào số người nhiễm và chết vì Covid-19 không ngừng tăng. Bà Murray đã nhập viện và xuất viện hai lần, lần cuối là 24/3, bất chấp sự phản đối của con gái bà.

"Tôi đã cầu xin họ đừng đưa mẹ tôi về nhà, nhưng họ vẫn làm vậy", Bell nói.

Bell, 49 tuổi, cho biết cô không có đủ sức để giúp mẹ lật người, nên liên tục phải gọi giúp đỡ. "Tôi đã cầu xin họ giúp đỡ. Tôi có hai đứa trẻ nhỏ và không biết mình đã bị nhiễm bệnh hay chưa", Bell nói và cho hay cô có cảm giác họ đưa mẹ cô về nhà như thể để chờ chết.

Phoebe Putney đã phải chuyển bệnh nhân tới các bệnh viện khác ở Georgia với tốc độ chưa từng có, 40 ca bệnh trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, Steiner phủ nhận việc trả bất kỳ bệnh nhân ốm nặng nào về nhà. "Chúng tôi chỉ cho xuất viện khi thấy thích hợp", ông nói.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Đối với Johnson, điều quan tâm duy nhất của bà lúc này là con gái Tonya, người tuần trước phải nằm viện. Covid-19 tấn công cả gia đình cùng lúc, nhưng con gái 51 tuổi của bà là người ốm nặng nhất khi bị viêm cả hai bên phổi.

"Tôi cố gắng khỏe hơn để có thể đến đây chăm sóc con. Tôi có cảm giác rằng có thể khích lệ con gái nếu tôi không phải nằm viện", bà Johnson, một y tá chuyên khoa ung thư đã về hưu, cho biết.

Bà đến bệnh viện lúc 17h45 ngày 27/3, ngay khi Tonya hấp hối. Đối với bà, con gái Tonya là một "linh hồn xinh đẹp", là trung tâm của gia đình. Bà lặng lẽ rút máy thở và ống truyền khỏi người con gái. Chồng của Tonya, cùng con trai và em gái Abrigale đều có mặt trong phòng bệnh.

"Điều này thật sự đau đớn và tôi không thể chấp nhận nổi sự thật đó. Chúng tôi tới đám tang của một người thân yêu và rồi tất cả mọi người đều nhiễm bệnh", bà Johnson nói.

Đám tang của Tonya chỉ được diễn ra tại nghĩa trang với không quá 10 người tham dự, theo đúng nguyên tắc cách biệt cộng đồng.

Thanh Tâm (Theo NYTimes )

QĐ Mỹ chặn đường, truy đuổi đoàn xe bọc thép Nga lao xuống ruộng ở Đông Bắc Syria

Ngày 31/3. Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog Một xe đoàn tuần tra của Quân đội Mỹ đã chặn một đoàn xe tuần tra của Quân cảnh Nga, không cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ của Moscow sử dụng một tuyến đường chính ở vùng Đông Bắc Syria .

Nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe bọc thép kháng mìn Oshkosh M-ATV của Mỹ đã can thiệp và ngăn cản các xe bọc thép của Nga trên trục đường chiến lược ở Đông Bắc Syria.

Đoàn xe quân cảnh Nga đã tìm cách đi vòng qua một trạm kiểm soát của Mỹ và bị mắc kẹt trên cánh đồng lầy lội.

Đoàn xe Quân cảnh Nga bị các lực lượng quân sự Mỹ chặn đường ở Đông Bắc Syria

Các xe bọc thép Tigr và xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga cố gắng vượt qua trạm kiểm soát nhưng lại bị kẹt dưới ruộng và phải được kéo ra bằng xe bọc thép Typhoon-K (KAMAZ-53949).

Theo truyền thông địa phương, các lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn chặn không cho đoàn tuần tra của Quân cảnh Nga tiến về một mỏ dầu tại đây.

Đoàn xe tuần tra Nga khi đó đang cố gắng tiến về cửa khẩu biên giới giữa Syria và Iraq, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống lại SDF vào tháng 10/2019, Nga đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Bắc Syria, đặc biệt là khi Mỹ đưa ra quyết định rút phần lớn binh sĩ khỏi Syria.

Tuy nhiên, hiện nay Quân đội Mỹ vẫn duy trì hàng trăm binh lính đóng quân ở Đông Bắc Syria để phối hợp với Lực lượng Dân chủ Syria “chống khủng bố IS”.

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trao đổi với VnExpress về các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp khi Covid-19 đang bùng phát.

- Chính phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, theo tôi đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp có thể không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động có thể nên điều chỉnh lại, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Về đề xuất gói an sinh xã hội Chính phủ mới đề cập để hỗ trợ người nghèo, người mất việc, theo tôi là phù Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hợp và cũng không lo ngại lạm phát khi lượng tiền này được đưa vào lưu thông.

Với mặt hàng lương thực, thực phẩm, hiện Chính phủ làm tốt việc cân đối cung – cầu. Tình trạng làm giá, đầu cơ chưa xảy ra, tâm lý người tiêu dùng khá ổn định kể từ khi dịch bùng phát. Tháng 3 vừa qua, giá lương thực có tăng, nhưng giá thực phẩm lại giảm một chút.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, lý tưởng nhất là chúng ta có thể có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Nhà máy, phân xưởng vẫn hoạt động sản xuất, nên không thể dừng hoạt động kinh doanh. Vì dừng kinh doanh thì hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Tuy nhiên, tôi hiểu điều này rất khó trong bối cảnh ưu tiên chống dịch hiện nay.

Giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Tiếp đến, nên quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo hạn chế sự phá sản hàng loạt?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Hiện, không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy là không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4

Cách ly toàn xã hội trong nửa tháng để phòng chống Covid-19

Dù chưa có lệnh phong toả, nhưng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội nhiều ngày qua đã vắng người đi lại. Ảnh: Giang Huy

Dù chưa có lệnh phong toả, nhưng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội nhiều ngày qua đã vắng người đi lại. Ảnh: Giang Huy

Có hiệu lực từ 1/4, chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nêu yêu cầu cách ly toàn xã hội ; thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (những nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác.

Mọi người dân phải thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Taxi công nghệ được lựa chọn gắn mào hoặc phù hiệu

Nghị định 10/2020 quy định điều kiện kinh doanh vận tải có hiệu lực từ ngày 1/4 đưa ra nhiều điểm mới trong quản lý xe taxi. Theo đó, ngoài taxi truyền thống còn có taxi công nghệ, sử dụng phần mềm đặt xe, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

Nghị định nêu rõ, chủ taxi có quyền lựa chọn gắn mào với chữ "taxi" trên nóc, hoặc dán phù hiệu "xe taxi" bằng vật liệu phản quang lên kính phía trước và kính phía sau xe. Các xe đã gắn mào không phải dán phù hiệu.

Ngoài ra, chủ xe đang ứng dụng hình thức gọi xe như Grab Car, Goviet... có thể lựa chọn mô hình xe hợp đồng điện tử hoặc taxi công nghệ tùy theo nhu cầu, song phải đáp ứng quy định của mỗi loại hình vận tải.

https://vnexpress.net/infographics/taxi-cong-nghe-duoc-quan-ly-nhu-the-nao-4008839.html

Taxi công nghệ được quản lý như thế nào ?: Đồ hoạ: Tạ Lư-Đoàn Loan

Chủ nhà không đóng bảo hiểm cho người giúp việc bị phạt đến 15 triệu đồng

Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội... lần đầu tiên quy định bắt buộc chủ nhà phải đóng bảo hiểm xã hội , y tế cho người giúp việc.

Ngoài ra, gia chủ cũng phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc. Trong trường hợp không thực hiện những quy định trên, chủ nhà có thể bị phạt đến 15 triệu đồng.

Nghị định này cũng tăng mức xử phạt hành chính từ 5-7 triệu đồng lên 10-15 triệu đồng với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc; không trả tiền tàu xe, đi đường khi người giúp việc thôi việc về nơi cư trú.

Phạt 10 triệu đồng nếu gửi tin nhắn quảng cáo rác

Cũng có hiệu lực từ 15/4, nghị định 15/2020 quy định xử phạt liên quan đến vi phạm về thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Theo đó, các hành vi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận; gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định... bị phạt từ 5-10 triệu đồng đối.

Nghị định cũng nêu mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo theo quy định; không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động

Bật khóc khi được miễn phí 2 tháng tiền trọ

Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới đời sống, việc làm và thu nhập của nhiều người. Để chia sẻ bớt khó khăn với những người đi thuê trọ trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng đã quyết định miễn, giảm tiền phòng trọ cho sinh viên và người lao động nghèo...

Clip: Nhiều chủ trọ ở Đà Nẵng miễn phí tiền phòng cho người thuê trong mùa dịch Covid-19.

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ dãy trọ nằm ở khu B16.210 Phương Trang (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, để chia sẻ bớt gánh nặng cho người lao động, sinh viên,… chị đã tự động miễn phí tiền phòng cho họ trong 2 tháng (3 và 4).

Dãy trọ nhỏ của chị Hồng là nơi tạm trú của một gia đình buôn bán ve chai, những sinh viên và nhân viên bán hàng. Bản thân chị Hồng một mình nuôi con nhỏ và dãy trọ này chính là nguồn thu nhập hằng tháng của chị. Thế nhưng, chứng kiến khách thuê trọ đang gặp khó khăn, chị Hồng vẫn quyết định không thu tiền trong thời gian này.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 2.

Nhiều người vui mừng khi nghe thông báo được miễn giảm tiền nhà trọ trong dịch Covid-19.

Chia sẻ về lý do miễn 100% tiền trọ, chị Hồng chia sẻ: "Gần một tháng nay, thấy nhiều người ở đây không có việc làm, thu nhập sụt giảm.  Mỗi người ở trọ đều có khó khăn riêng, có người buôn ve chai vất vả, lại có bạn trẻ làm tiếp thị nhưng giờ thất nghiệp phải đi phục vụ quán cafe qua ngày để trang trải cuộc sống. Thấy họ đang gặp khó khăn nên tôi quyết định miễn 2 tháng tiền thuê phòng, kể cả tiền điện nước. Hi vọng sẽ có nhiều chủ trọ khác cũng sẽ mở lòng, miễn giảm tiền thuê cho sinh viên, công nhân, người lao động nghèo để giúp họ vơi bớt khó khăn trong mùa dịch Covid-19".

Vui mừng vì được miễn tiền trọ trong 2 tháng, chị Nguyễn Thị Đông cho biết, c hồng chị làm công nhân nhưng từ ngày có dịch phải nghỉ việc, mọi chi phí trong gia đình suốt 2 tháng nay đều trông chờ vào nghề nhặt ve chai của chị.

"Suốt mấy tháng nay, gia đình tôi phải tằn tiện chi tiêu để có thể "cầm cự" trong mùa dịch này. Cũng may chủ trọ tốt bụng miễn phí cho 2 tháng tiền phòng nên vợ chồng tôi vui mừng và biết ơn lắm!", chị Đông nghẹn ngào.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 3.

Chị Đông (áo xanh) bật khóc vì xúc động khi nghe chị Hồng thông báo sẽ miễn phí 2 tháng tiền trọ.

Cũng giống chị Hồng, ông Nguyễn Văn Viên (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) kinh doanh phòng trọ suốt nhiều năm nay. Ông Viên có 15 phòng trọ trên đường Dương Thị Xuân Quý và đường Ngũ Hành Sơn với giá thuê 1,8 triệu đồng/phòng.

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, từ đầu tháng 2 đến nay, ông Viên đã tạm dừng thu tiền toàn bộ các phòng.

"Hiện khu trọ của tôi có 7 phòng cho sinh viên thuê, các cháu đang phải nghỉ học do dịch, rồi cũng vì dịch mà việc làm thêm đình trệ, các cháu lấy đâu tiền để nộp, do đó tôi quyết định không thu, lúc nào các cháu ra ở lại lâu dài thì tính tiền. Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh này gia đình của các cháu ở quê cũng vất vả lắm, nên tôi muốn làm gì đó để giúp đỡ các cháu. Với những phòng còn lại, tôi cũng chỉ thu tiền điện, nước và đều miễn phí tiền phòng",  ông Viên, chia sẻ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 5.

Chị Hồng cho biết, trong thời gian dịch do Covid-19, nhiều người không có việc làm, thu nhập giảm sút, nên chị hi vọng việc miễn phí tiền trọ sẽ giúp cuộc sống của họ đỡ chật vật hơn.

Bạn Trần Tuấn Long (quê ở Nghệ An, sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng) ở lại thành phố trong những ngày nghỉ học để chạy Grab. May mắn được chủ trọ miễn giảm 50% tiền trọ, anh Long chia sẻ: "Tình hình dịch bệnh này ai cũng khó khăn, kể cả các chủ trọ. Vậy mà họ vẫn chấp nhận lỗ để miễn giảm tiền trọ cho người thuê, khiến em cảm thấy rất vui và xúc động".

"Hãy lấy mì tôm nếu cần"

Không chỉ miễn giảm tiền thuê phòng, nhiều chủ trọ tốt bụng ở Đà Nẵng còn tự bỏ tiền túi để mua mì tôm, thực phẩm để hỗ trợ cho sinh viên, người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong đó, phải kể đến cô  Nguyễn Thị Xuân Hương (55 tuổi, trú phường Thạc Gián, quận Thanh Khê). Cô Hương chính là chủ nhân của của tấm bảng thông báo "đốn tim" cộng đồng mạng những ngày qua.

Tấm bảng thông báo có nội dung: "Tình hình dịch bệnh khó khăn, cùng chia sẻ. Vào 2 tháng tiếp theo các phòng sẽ được giảm tiền phòng mỗi tháng 500 nghìn đồng, cùng hợp tác. Các phòng nếu có khó khăn về thực phẩm hay vấn đề gì có thể nhắn tin trực tiếp với cô, sẽ giải quyết. Hãy lấy mì tôm nếu cần".

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 6.

Cô chủ trọ Nguyễn Thị Xuân Hương bên tấm bảng thông báo khiến nhiều người ấm lòng.

Chia sẻ với PV, cô Hương cho biết, khu trọ của gia đình cô có 8 phòng và  phần lớn cho sinh viên và người lao động trẻ thuê, với giá  từ 1 đến 2 triệu đồng/phòng/tháng.

Thấy mọi người gặp khó khăn trong tình hình dịch Covid-19, nên từ đầu  tháng 3, cô Hương đã quyết định viết tấm bảng này để thông báo việc giảm tiền trọ cho mọi người. Đồng thời,  cô còn chuẩn bị một số thực phẩm khô, mì tôm để khách trọ có thể sử dụng miễn phí khi cần.

Cảm động hơn khi biết, kinh tế của gia đình cô Hương cũng không mấy dư dả gì. Để có tiền xây dựng khu trọ này, gia đình cô phải vay mượn ngân hàng, do đó khoản thu khoảng 10 triệu đồng/tháng từ khu trọ chiếm vị trí khá quan trọng và được trích để trả nợ ngân hàng.  Tuy nhiên, cô Hương quan niệm Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog vẫn còn nhiều người khó khăn hơn mình, mọi người cùng đùm bọc nhau chống lại mùa dịch bệnh.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 7.

Nhiều sinh viên vui mừng khi được chủ nhà trọ miễn phí, giảm giá thuê trong mùa dịch Covid-19.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 8.

Bên cạnh giảm tiền thuê phòng, một số chủ trọ ở Đà Nẵng cũng cam kết không lấy tiền điện, nước, wifi trong thời gian sinh viên ở quê, chưa đi học trở lại.

"Thấy dịch bệnh khiến ai cũng gặp khó khăn cả nên tôi muốn chia sẻ bớt một phần khó khăn với mọi người.  Trước mắt tôi sẽ miễn giảm 2 tháng tiền phòng, s au đó tùy tình hình dịch tôi tính tiếp có giảm thêm các tháng tới nữa không.  Đến k hi nào tình hình dịch bệnh ổn định, tôi mới thu tiền trở lại bình thường.

Sợ mấy đứa sinh viên dịch hạn chế ra ngoài, không có đồ ăn, nên tôi mua ít đồ khô về rồi treo sẵn ở hành lang để ai khó khăn hoặc không mua được thì có thể tới lấy về dùng. Thôi thì một miếng khi đói bằng một gói khi no mà...", cô Hương, chia sẻ.

Cô Hương chia sẻ thêm, là người làm kinh doanh ở thời điểm này nên chấp nhận thiệt thòi một chút bởi ai cũng khó khăn. Nhất là các bạn sinh viên chưa ổn định về mặt kinh tế nên cô cố gắng hỗ trợ hết mức cho họ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 9.

Việc làm của cô Hương xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản, khi được miễn tiền thuê, mọi người sẽ bớt đi một phần gánh nặng trong cuộc sống và an tâm hơn trong việc phòng chống dịch bệnh.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 10.

Thật vui và cảm động về nghĩa cử cao đẹp của cô chủ trọ tốt bụng này!

"Khu trọ của tôi có 2 bạn nữ mới ra trường làm việc tại khách sạn, đợt dịch này gặp khó khăn nên báo tôi chắc sắp tới về nhà 1, 2 tháng. Rồi có mấy cháu sinh viên mới nghỉ Tết ở quê ra học được 1 tuần thì lại được về nghỉ dịch nên tôi cũng không lấy tiền phòng. Số tiền đó để hỗ trợ mọi người mua thức ăn, vì thời điểm này ai ai cũng khó khăn cả", cô Hương, trải lòng.

Thân thiết và quý mến nhau như người thân trong gia đình, nhiều sinh viên, bạn trẻ thuê trọ khi gặp vấn đề khó khăn gì cũng thường nhắn tin cho cô Hương nhờ tư vấn. C ô Hương cũng tin tưởng để mọi người tự tính tiền điện, nước rồi chủ động gởi cho mình mỗi tháng. Có người thuê phòng của cô từ khi mới vào đại học đến khi đi làm, đến nay cũng đã gần 10 năm.

"Cô Hương rất tốt bụng và xem tụi em như thành viên trong gia đình vậy. Không chỉ miễn giảm tiền thuê trọ, cô còn thường xuyên mua thực phẩm cho tụi em nữa. Mỗi khi có khó khăn gì, tụi em đều tâm sự và cô đều cố gắng giúp đỡ cho tụi em hết sức hết", bạn Trần Hoàng Bảo Trân (SN 1997, quê Quảng Trị), chia sẻ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 11.

"Mùa dịch kéo dài, sinh viên phải nghỉ ngang việc làm thêm nên vấn đề chi tiêu sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Nhờ cô chủ trọ miễn giảm tiền phòng mà chúng em tiết kiệm được một ít tiền để san sẻ cho những việc khác", bạn Ngô Thị Thảo (SN 1997), chia sẻ.

Đang trong mùa dịch, vấn đề việc làm, thu nhập trở nên rất khó khăn. Vì vậy, việc miễn hay giảm tiền phòng cho thuê của các chủ nhà trọ khiến người đi thuê cảm thấy ấm lòng và trân trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn cả tinh thần.  Nhiều người hi vọng, hành động nhân văn, ý nghĩa này của một số chủ nhà trọ tốt bụng ở Đà Nẵng sẽ tiếp tục lan tỏa, để giúp sinh viên, người thuê nhà giảm bớt một phần áp lực về kinh tế trong giai đoạn khó khăn này.



'Sống chậm' trong khu cách ly Bạch Mai

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, 48 tuổi, là Trưởng khoa C4, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Khoa được cách ly sau khi phát hiện một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây, ngày 20/3.

5 giờ chiều, trừ những người đang trong ca trực và điều trị bệnh nhân tại tầng một, các y bác sĩ đều tập thể dục. Người nhảy, người hít đất, người chạy bộ dọc hành lang... để giảm căng thẳng và đỡ buồn chán khi cách ly dài ngày.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tập thể dục tại bệnh viện cũng là lần đầu tôi được ở cạnh đồng nghiệp 24/24 giờ lâu đến như vậy. Gần nửa tháng rồi", bác sĩ Thái chia sẻ.

Khoa C4 là nơi một điều dưỡng của Bạch Mai điều trị trước khi phát hiện nhiễm bệnh Covid-19. Ngay trong đêm, toàn bộ 84 người, bao gồm 34 nhân viên y tế, 24 bệnh nhân, 26 người chăm sóc bệnh nhân được cách ly. Trong đó, có hai điều dưỡng đang mang thai .

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, trưởng khoa C4, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viên cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trưởng Khoa C4, Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ ngày cách ly, công việc khám chữa bệnh vẫn duy trì. Để giảm áp lực công việc, nhân viên Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog y tế được chia thành từng kíp 4 người gồm hai bác sĩ, một điều dưỡng, một học viên. Mọi người phải thay phiên nhau trực, khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 29/3, một bệnh nhân bị viêm nội tuần hoàn nhiễm khuẩn, có kèm biến cố đột quỵ bắt buộc phải chuyển ra ngoài để chụp chiếu, cắt lớp sọ não. Khi đó, bác sĩ đề xuất bệnh viện đưa bệnh nhân từ trong khu cách ly ra ngoài, mặc đồ bảo hộ và có một đội hỗ trợ ở vòng ngoài vì bác sĩ trong khoa C4 không được phép ra ngoài. Hiện, bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu C1, không đưa trở lại khu cách ly để tránh lây nhiễm.

Trong khoa còn một bệnh nhân nặng phải chạy thận nhân tạo, phải điều trị tích cực, hạn chế chạy thận vì yêu cầu khi chuyển ra ngoài rất phức tạp và nhiều quy trình.

Một số công việc khác như theo dõi tình hình sức khỏe người nhà, giải quyết vấn đề phát sinh. Chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được xét nghiệm, chẩn đoán ngay.

"Đây là lần đầu tiên bác sĩ phải theo dõi cùng lúc cả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và người nhà của họ", bác sĩ nói.

Trong ngày đầu cách ly, một người nhà "bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân 86", bị sốt nên được chuyển sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để theo dõi. Kết quả hiện âm tính. Nhiều người hoang mang, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là đã nghĩ ngay đến Covid-19. Do đó, ngoài điều trị, bác sĩ còn giải quyết tâm lý, ổn định tinh thần cho mọi người.

Toàn bộ nhân viên y tế ở C4 và người nhà, người bệnh đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều có kết quả âm tính. Ngày 31/3 lấy mẫu lần 3.

Các bác sĩ chụp tấm hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các y bác sĩ chụp hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón C4. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trở lại phòng làm việc, bác sĩ Thái khử khuẩn cho mình rồi tiếp tục với báo cáo đang viết dở. Anh cho biết điều anh lo lắng nhất hiện nay là việc kéo dài thời gian cách ly đến gần cuối tháng 4, dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính tức là cơ thể hoàn toàn không bị nhiễm bệnh.

"Tâm lý ai cũng nặng nề khi nghe tin, tôi cũng vậy", bác sĩ nói. "Ngoài kia, đồng nghiệp đang chiến đấu mỗi ngày để chống dịch còn chúng tôi lại như đang dừng lại một chỗ".

Bác sĩ cho biết vẫn động viên đồng nghiệp vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Thời gian rảnh, các y bác sĩ tranh thủ đọc sách, viết báo, xem tài liệu, làm luận án..., cố gắng không để lãng phí thời gian. Mọi người bảo nhau, đây giống như những ngày "sống chậm" sau thời gian dài quá tải công việc tại bệnh viện tuyến cuối.

"Tôi mong ngóng ngày hết hạn cách ly để trở lại cuộc chiến chung chống dịch. Chỉ cần tất cả chúng ta, từ bác sĩ, bệnh nhân đến người cách ly và cả người dân không ai đứng ngoài cuộc, cuộc chiến này nhất định thắng lợi", bác sĩ Thái nói.

Khoa C4 Bạch Mai
 
 
Khoa C4 Bạch Mai

Nhân viên y tế khoa C4, Bệnh viện Bạch Mai tranh thủ thời gian buổi chiều để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Thùy An

Cổ vật trong tòa nhà hơn 120 năm tuổi

Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19.

Bạch Dinh có diện tích hơn 400 m2 gồm nhiều phòng. Tầng trệt với gian chính giữa là phòng khánh tiết, các gian bên cạnh là nơi trưng bày những cổ vật được vớt từ con tàu đắm tại khu vực vùng biển gần đảo Hòn Cau (huyện Côn Đảo) được phát hiện và tiến hành trục vớt năm 1990.

Trên tường treo bản đồ vị trí phát hiện tàu đắm, con đường hàng hải, hình ảnh mô phỏng tàu và ảnh tư liệu quá trình khai quật cổ vật. Con tàu cổ này dài 32 m, rộng 9 mét, bị chìm dưới mực nước biển 40 m với dáng nằm nghiêng dưới đáy đại dương.

Theo nghiên cứu, tàu buôn xuất phát từ một hải cảng ở Nam Trung Hoa, vượt đại dương sang châu Âu buôn bán. Khi tàu đến vùng biển gần đảo Hòn Cau thì gặp bão lớn, bị đánh chìm.

Trong hai năm, chính quyền trục Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog vớt được 68.000 cổ vật gồm các loại đồ dùng bằng gốm, sứ, đất nung, đồng; súng; tiền cổ... được chế tạo cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 thời vua Khang Hy nhà Thanh.

Sau khi khai quật, những bộ sưu tập tiêu biểu với nhiều độc bản được lựa chọn đưa về các bảo tàng. Số còn lại với 28.000 món được đưa ra thị trường quốc tế. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bán đấu giá cổ vật ở nước ngoài, thu được 6,7 triệu USD. Một phần những hiện vật tiêu biểu của tàu đắm được trưng bày tại Bạch Dinh.

Đồ gốm, sứ trắng men lam, với chủng loại đa dạng: bình, hũ, lọ, ống cắm bút, ấm, chén, đĩa, tô… sản xuất tại các lò: Cảnh Đức trấn, Sơn Đầu, Đức Hóa (Trung Hoa) thời Khang Hy. Trải qua 3 thế kỷ dưới đáy biển vẫn giữ được vẻ đẹp, nét tinh xảo.

Những món đồ gốm sứ men trắng được vẽ những cảnh kinh điển trong hội họa Trung Hoa như mai, lan, cúc, trúc; các tích xưa ngư ông đắc lợi, cưỡi ngựa bắn cung, lã vọng câu cá...

Nhiều cổ vật bằng đá từ tàu đắm được trưng bày trong một tủ kính riêng tại Bạch Dinh. Nổi bật là bức tượng Chuẩn Đề Bồ Tát bằng đá được chế tác tinh xảo.

Những bức tượng người bằng sứ bằng men màu vẫn còn nguyên vẹn, có niên đại khoảng 300 năm.

Chiếc ấm bằng đồng thời Khang Hy bị hư hỏng một phần.

Nhiều vật dụng sinh hoạt khác của các thủy thủ trên tàu như tiền, nghiên mực, con dấu đá, hộp, gương đồng... được trưng bày.

Chiếc cối xay bột bằng đá vẫn còn nguyên vẹn, phản ảnh đời sống sinh hoạt phong phú trên tàu; nơi những thủy thủy có một hành trình dài sang châu Âu.

Cả những hiện vật bị vỡ, hư hỏng cũng được giữ lại; hầu hết là các món đồ bằng đất nung.



Năm 1992, Bạch Dinh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Giá vé vào tham quan di tích 15.000 đồng một người.

Quỳnh Trần

Bãi biển Nha Trang đông nghịt người

Ba ngày sau khi Thủ tướng chỉ đạo không tập trung trên 20 người, bãi biển đường Trần Phú vẫn đông người. Đoạn từ đối diện tháp Trầm Hương đến đường Yersin, hàng trăm người tắm, tập thể dục, đá bóng, chạy bộ..., trong đó có nhiều trẻ em được người lớn dẫn theo. Rất đông người không mang khẩu trang.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Duy Hải, 39 tuổi, nhà cách biển 2 km, có hai con (8-11 tuổi) được nghỉ học hai tháng qua, gửi ở nhà nội. "Tranh thủ lúc chưa cấm tắm biển, mình đưa vợ con ra đây hóng mát, chứ ở nhà mãi chúng chán", ông nói. Còn ông Khương, 63 tuổi, cho biết cùng vợ đi tập thể dục rồi tắm biển vì duy trì thói quen thường ngày.

Quán xá dọc biển Nha Trang ngừng hoạt động, song nhiều người bán hàng rong như mực nướng, bánh tráng, dừa... vẫn mời chào khách. Một số bãi giữ xe khách tắm biển vẫn mở cửa, lấy với giá 5.000 đồng mỗi lượt.

Trên bờ, hệ thống loa phát thanh liên tục phát, thông báo "khuyến cáo không tập trung để phòng chống Covid-19".

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND Nha Trang nói đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa để phòng chống Covid-19. Nhưng với bãi biển, chính quyền chỉ cảnh báo không tập trung đông người chứ chưa cấm. Lực lượng chức năng nhiều ngày qua ngoài phát loa thì thường xuyên kiểm tra, nhắc mọi người phải cách xa nhau trên hai mét.

Lãnh đạo thành phố cho rằng, bờ biển là nơi người dân tận hưởng ưu đãi thiên nhiên kết hợp chữa bệnh. Hơn nữa bờ biển từ đường Trần Phú kéo đến Phạm Văn Đồng khá dài (hơn 10 km), nếu cứ hạn chế trong nhà mà không thể dục thì cũng sinh bệnh. Do vậy, chính quyền thành phố đang bàn bạc việc này.

Sau ca khỏi bệnh và xuất viện hôm 4/2, đến nay Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm nCoV. Ngành Y tế của địa phương đang cách ly 771 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Tại TP Quảng Ngãi , ngày 30/3, nhà chức trách đã dùng barie ngăn người dân xuống tắm bãi biển Mỹ Khê, ông Phạm Thanh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Trí, Phó ban Quản lý Khu du lịch Mỹ Khê cho biết. Khu vực rào chắn được công an, dân phòng trực gác đến tối.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barrier ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barie ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng nhất Quảng Ngãi. Những hôm trước, mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn người đến tắm ở bãi biển này, bất chấp cảnh báo không tập trung đông người.

Hiện Quảng Ngãi chưa ghi nhận ca dương tính nCoV, nhưng phần lớn các cơ sở thể thao, du lịch, nhà hàng, cà phê, quán bar, massage... đều đóng cửa theo yêu cầu của Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh.

Hôm 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo đóng cửa các bãi tắm công cộng đến 14/4, để tránh tập trung đông người.

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người, một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc việc không tập trung trên 20 người.

Thủ tướng đề nghị người dân ở nhà , không ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Chính phủ sẽ có chính sách đảm bảo an sinh xã hội, trước mắt với người thu nhập quá thấp; đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phù hợp, chất lượng để người dân không quá khó khăn.

Xuân Ngọc - Phạm Linh

"Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch" - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam

*Câu chuyện do Paul Neville - đồng sáng lập nền tảng học tiếng anh qua video - chia sẻ trên Seattle Times. Anh đã có 14 năm làm trong Bộ ngoại giao của Mỹ, tốt nghiệp ĐH Washington và sinh sống ở Seattle.

Gia đình tôi rời Việt Nam hơn 1 tuần trước, vừa kịp trước khi mọi chuyến bay quốc tế Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog bị chặn lại. Thế nhưng thay vì cảm giác nhẹ nhõm khi trở về quê hương, tôi lại thấy cảnh giác hơn rất nhiều khi chứng kiến Mỹ có quá nhiều điểm thiếu sót khi phòng chống đại dịch Covid-19, nếu so với ở châu Á. Tôi bỗng dưng thực sự lo ngại về khả năng Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng lần này. 

Tôi shock khi thấy cách nước mình chống dịch - Tâm sự của người một người Mỹ vừa về nước từ Việt Nam - Ảnh 1.

Gia đình Paul Neville trở về Việt Nam

Khi Bộ ngoại giao Mỹ ban hành cảnh báo đi lại mức cao nhất (cấp 4), thúc giục mọi công dân trở về nước, gia đình tôi lập tức mua vé rời khỏi Việt Nam. Dù Covid-19 đang gia tăng tại Mỹ, nhưng tôi vẫn muốn trở về nhà, vì tin rằng nơi ấy có nền y tế hàng đầu thế giới. 

Ở Việt Nam, theo yêu cầu của chính phủ, tất cả mọi người khi đến nơi công cộng đều phải đeo khẩu trang. Mọi tòa nhà đều có nhân viên trang bị máy đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay ngay tại sảnh. Trên chuyến bay từ TP. Hồ Chí Minh đi Đài Bắc (Trung Quốc), chính phủ yêu cầu mọi hành khách phải đeo khẩu trang, kể cả cậu con trai 2 tuổi của tôi. Việt Nam - cũng giống như nhiều quốc gia tại châu Á, tiến hành ứng phó với đại dịch Covid-19 một cách cực kỳ nghiêm túc.

Nhưng trong chuyến bay chuyển tiếp từ Đài Bắc về Seattle, chỉ có phân nửa hành khách đeo khẩu trang. Chuyến bay ấy, tôi suýt trở thành hiện tượng mạng xã hội vì chặn lối đi của 3 cô gái trẻ vừa trở về từ Thái Lan. Họ giả vờ ho, đùa giỡn về nguy cơ nhiễm Covid-19. Tôi đưa cho họ khẩu trang, nhưng cả 3 từ chối với vẻ mặt kiêu ngạo bất cần. Dễ giận thật sự, nhưng vợ tôi kéo tôi ngồi xuống, trước khi cả 3 bị đuổi khỏi máy bay và kẹt lại Đài Loan. 

Khi hạ cánh tại Seattle, tôi đã tưởng tượng được thấy cảnh các nhân viên y tế trong trang phục chống độc, trên tay có thiết bị đo nhân nhiệt. Bởi Seattle - cũng giống như Vũ Hán của Trung Quốc hay Milan của Ý - là tâm dịch tại Mỹ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ chẳng khác gì bình thường.

Khi tôi hỏi nhân viên hải quan rằng tại sao cô không đeo khẩu trang, cô đáp "vì chẳng có mà đeo" kèm theo ánh mắt như thể tôi đã hỏi một thứ gì đó ngớ ngẩn. Bi kịch thay, Covid-19 là dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, và chỉ cần một ai đó nhiễm bệnh hắt hơi gần đó thôi cũng đủ để cô nhiễm bệnh rồi. Nó cũng bi kịch chẳng kém gì việc thiếu hụt bộ xét nghiệm cả.

Hàng trăm người đang chết mỗi ngày tại Ý vì Covid-19, kể cả khi họ đã phong tỏa cả đất nước. Khi không có nỗ lực quyết liệt giống châu Á, dự đoán cho thấy Seattle và nhiều thành phố khác của Mỹ chỉ còn khoảng 3 tuần để đạt đến con số khủng khiếp đang xảy ra với nước Ý. 

Ở Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, nếu một người nhiễm bệnh, chính phủ sẽ đóng cửa cả tòa nhà, thậm chí phong tỏa toàn chung cư. Sau đó, các cơ quan y tế sẽ lần theo vết di chuyển của người nhiễm bệnh, xét nghiệm cho những ai người này tiếp xúc. Căng thẳng và nghiêm túc là thế, các quốc gia này hiện đang phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai.

Thực tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều người Mỹ đang không đánh giá Covid-19 đúng mức. Ở thời điểm hiện tại, cả nghìn tỉ đô đã "bốc hơi", trong khi hàng triệu lao động mất việc. Còn điều gì có thể thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này là rất nghiêm trọng? 

Các dự báo xu hướng, biểu đồ thực tế không có tác dụng. Liệu mọi người có thức tỉnh nếu chẳng may một người nổi tiếng nhiễm bệnh rồi qua đời, hoặc khi nạn nhân là người thân của họ? Quả thực, tỉ lệ tử vong của Covid-19 có thể không cao, nhưng ít nhất 20% số người nhiễm bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt, và thậm chí có thể chịu tổn thương phổi vĩnh viễn. Liệu người Mỹ có cần phải đợi đến khi số người nhiễm vượt xa Trung Quốc (thực tế đã vượt rồi), và số người chết hơn cúm mùa mỗi năm thì mới thay đổi nhận thức?

Trong khi Trung Quốc đang vượt qua đỉnh dịch và tái khởi động nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay giữa cơn bão dịch bệnh. Có thể họ sẽ tăng tốc, và vượt mặt Mỹ ngay lúc này. 

Dẫu vậy, chúng ta không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn phải hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam mới là nơi an toàn hơn. Tất cả mọi người phải tuân theo yêu cầu của chính phủ: "ở trong nhà". Ngoài ra, chính quyền cần tăng tốc làm xét nghiệm cho tất cả mọi người, phân phối đủ khẩu trang cho nhân viên y tế và công chức tại nơi công cộng. Đồng thời, cần ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, bao gồm cả đi máy bay. 

Con người là giống loài kiên cường. Sẽ có lúc mọi chuyện chấm dứt, nhưng hành động cần phải quyết liệt ngay tức thì. Tất cả mọi người đều cố gắng để tồn tại và vượt qua dịch bệnh, và để làm được thì cần tránh để mọi chuyện xấu đi. 

Nguồn: Seattle Times